thongtinthuocaz trang thông tin thuốc

ThongtinthuocAZ trang thông tin về các dòng thuốc thông dụng, thuốc kê đơn, thuốc đặc trị trên thị trường. Các thông tin về công dụng, thông tin thuốc, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và cách dùng.

Thuốc Statripsine giá bao nhiêu? Mua thuốc ở đâu?

Statripsine là thuốc gì?

Thuốc Statripsine thường được các bác sĩ chỉ định điều trị tình trạng phù nề sau khi chấn thương hoặc sau khi tiến hành phẫu thuật như: người bị bong gân, tổn thương mô mềm, dập tím mô, khối tụ máu, nhiễm trùng, phù nề mí mắt, chấn thương do luyện tập thể thao, chuột rút,... Ngoài ra, thuốc Statripsine còn có khả năng làm loãng những dịch tiết ở đường hô hấp trên.

Dược lý lâm sàn thuốc Statripsine

Alphachymotrypsin là enzym được điều chế bằng cách hoạt hoá chymotrypsinogen, chiết xuất từ tụy bò. Alphachymotrypsin là enzym thủy phân protein có tác dụng xúc tác chọn lọc đối với các liên kết peptid ở liền kề các acid amin có nhân thơm.

Alphachymotrypsin được sử dụng nhằm giảm viêm và phù mô mềm do áp xe và loét, hoặc do chấn thương và nhằm giúp làm lỏng các dịch tiết đường hô hấp trên ở người bệnh hen, viêm phế quản, các bệnh phổi và viêm xoang.

f:id:thongtinthuocaz:20200630130839j:plain

Thông báo cho bác sĩ những gì trước khi dùng thuốc?

Những người sau đây không nên dùng Statripsine:

  • Người bị rối loạn đông máu có di truyền (gọi là bệnh ưa chảy máu).
  • Người bị rối loạn đông máu không có yếu tố di truyền.
  • Người vừa trải qua hoặc sắp trải qua phẫu thuật
  • Người dùng liệu pháp trị liệu kháng đông
  • Người bị dị ứng với các protein.
  • Người bị loét dạ dày.
  • Phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ cho con bú.

Chưa có tài liệu về ảnh hưởng của thuốc trên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Chỉ định thuốc Statripsine cho những ai?

Điều trị phù nề sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương (chấn thương cấp, dập tím mô mềm, tụ máu, nhiễm trùng, chuột rút, tổn thương mô mềm, bong gân, mi mắt phù nề, chấn thương do chơi thể thao,…)

Làm lỏng dịch tiết hô hấp trên ở bệnh nhân viêm phế quản, viêm xoang, phổi và hen suyễn.

Statripsine còn có một số tác dụng không được đề cập trong bài viết. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng thuốc để điều trị các vấn đề sức khỏe khác khi có yêu cầu từ bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

Đối với phụ nữ mang thay và cho con bú

Đối với phụ nữ có thai: Hiện nay chưa có những bằng chứng an toàn về sử dụng thuốc này trên một số đối tượng bệnh nhân đặc biêt. Do không nắm chắc được mức độ nguy cơ nên thuốc được khuyến cáo không nên sử dụng trên phụ nữ có thai.

Đặc biệt là trong thời kì 3 tháng cuối và gần lúc sinh. Bởi việc sử dụng thuốc có thể làm gia tăng nguy cơ chảy máu trên mẹ, giảm cung cấp máu cho thai nhi, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai kì.

Đối với phụ nữ đang cho con bú: Khi sử dụng thuốc có thể ngưng cho con bú tạm thời trong vài ngày sử dụng thuốc.

Cách dùng thuốc Statripsine  để đạt hiệu quả cao nhất

Kháng viêm, điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật và để giúp làm lỏng các dịch tiết ở đường hô hấp trên, alphachymotrypsin có thể dùng đường uống:

  • Nuốt 2 viên (4,2 mg - 4200 đơn vị chymotrypsin USP hay 21 microkatal ) x 3- 4 lần mỗi ngày.
  • Ngậm dưới lưỡi 4 – 6 viên mỗi ngày chia làm nhiều lần (phải để viên nén tan dần dưới lưỡi).

f:id:thongtinthuocaz:20200630130835j:plain

Statripsine có tác dụng phụ nào?

Thời gian bất hoạt và thải trừ của thuốc khá nhanh, đo nồng độ của thuốc trong máu vào thời điểm 24 giờ đến 48 giờ không phát hiện nồng độ đáng kể của thuốc khi dùng ở mức liều điều trị.

Do đó thuốc có khả năng gây ra tác dụng phụ nhưng các tác dụng phụ này sẽ giảm và hết nhanh theo sự giảm nồng độ thuốc có hoạt tính trong huyết tương.

Do thuốc có nguồn gốc từ tụy bò nên có thể gây ra phản ứng dị ứng trong một số trường hợp dùng liều cao. Phản ứng dị ứng thường có những biểu hiện như xuất hiện mẩn ngứa, ban đỏ trên da.

Trên tiêu hóa: đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, thay đổi màu sắc phân, thay đổi mùi của phân.

Giá Thuốc Statripsine bao nhiêu?

Hiện nay, giá thuốc Statripsine được bán với giá dao động khoảng 60.000 đồng đến 70.000 đồng 1 hộp gồm 2 vỉ x 10 viên nén.

*** Lưu ý: Thông tin bài viết về thuốc Statripsine với mục đích chia sẽ kiến thức mang tính chất tham khảo, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc, mọi thông tin sử dụng thuốc phải theo chỉ định bác sỹ chuyên môn.

Nguồn: https://thongtinthuocaz.hatenablog.com/

Nguồn tham khảo thuốc Statripsine

https://tracuuthuoctay.com/thuoc-statripsine/

https://linhchigh.com/thuoc-statripsine-dieu-tri-benh-gi/

https://phongkhamchuyengan.net/thuoc-statripsine-co-nhung-hoat-chat-nao/